Bí quyết sinh con trai :cẩm nang cuộc sống về cách sinh đẻ con cái và giáo dục con cái trưởng thành .

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn

Cảm giác lần đầu mang thai thật hồi hộp đối với các ông bố bà mẹ trẻ đúng không nào?
Bạn sẽ chuẩn bị những thứ tốt nhất để đón chào đứa con đầu lòng của mình.
Vậy sau đây chúng tôi xin chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm sinh con lần đầu từ lúc mang thai đến sau khi lâm bồn nhé.
Đặc biệt các ông bố nên lưu ý những phần này để chăm sóc người vợ của mình một cách tốt nhất nhé.
Nội dung bài viết gồm những phần như sau:
  1. Chế độ chăm sóc khi mang thai.
  2. Những phân vân khi bà bầu chuẩn bị lâm bồn.
  3. 5 sai lầm sau khi chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh.
Mời các ông bố bà mẹ cùng tìm hiểu bài viết với chúng tôi nhé.

I. KHI MANG THAI LẦN ĐẦU.

Khi biết tin mình có thai ( người vợ yêu quý mình mang trong dòng máu của mình ) chắc hẳn các ông bố bà mẹ đều hồi hộp chờ đợi đứa con đầu lòng của mình đúng không nào?
Nhưng trước hết hãy dành tất cả những tình yêu thương của mình cho cậu nhóc ( cô nàng ) ngay từ khi còn trong bụng mẹ nhé.

1. Chế độ ăn uống

*Những thực phẩm nên ăn khi mang thai :
  • Thực phẩm giàu axit folic
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Loại dưỡng chất này còn có tên gọi khác là vitamin B9, giúp tổng hợp AND, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi.
Nếu thiếu axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…
  • Thực phẩm giàu chất sắt.
Những thực phẩm này sẽ cung cấp lượng sắt cho cơ thể, tốt cho quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tế bào thai, giúp não bộ em bé phát triển.
Đặc biệt là sắt còn tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Vì thế, bổ sung sắt là điều cần thiết cho mẹ bầu.
  • Thực phẩm giàu Canxi.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Canxi có vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho mẹ và xây dựng hệ thống xương vững chắc cho thai nhi.
Nếu thiếu chất này, em bé sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương thấp, lùn…
Nhu cầu Canxi cần bổ sung cho cơ thể bà bầu là 800 – 1000mg và tăng dần vào các quý tiếp theo. Các mẹ có thể bổ sung Canxi thông qua các loại thực phẩm như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…
* Những thực phẩm nên tránh ăn khi mang thai.
  • Thực phẩm tái sống.
  • Thực phẩm nhiễm độc.
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng.
  • Thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Các loại rau như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm… có thể làm xảy thai.

2. Khám thai định kỳ

Nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe định kỳ trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên. Khi bạn đã mang thai, bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ mỗi tháng một lần.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.

3. Tiêm vắc xin rất quan trọng.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ.
Hãy nhớ rằng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của  bé. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận nhé.
Nhiều người nói rằng, tiêm vắc xin khi mang thai sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng để chứng minh. Tiêm vắc xin khi mang thai thường lợi nhiều hơn hại:
  • Vắcxin viêm gan B: không gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Vắc xin viêm gan A: nên tiêm nếu có nhiều khả năng mắc bệnh này.
  • Vắcxin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cúm.
  • Vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà: nên tiêm từ tuần 27–36.
  • Vắc-xin viêm màng não.
Trong thời kì nghén mang thai , người phụ nữ sẽ cảm thấy thật khó chịu, lo lắng, hồi hộp dẫn đến stress thế nên các ông chồng hãy chăm sóc người vợ thân yêu của mình một cách tốt nhất nhé.

4. Cho bé nghe nhạc khi mang thai

Theo các nghiên cứu, từ tuần thứ 16 thai nhi bắt đầu cảm nhận được những âm thanh từ bên ngoài. Vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để cho bé nghe nhạc là từ tuần 20 của thai kỳ.
Bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi, tế bào thính giác bắt đầu phát triển mạnh, nhất là những tế bào ở khu vực cung mang hai bên tai. Và đến tháng thứ 7, các tế bào thần kinh thính giác của bé gần như hoàn chỉnh, thai nhi có thể cảm thụ rõ ràng các âm thanh.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Bạn có thể cho thai nhi nghe nhạc từ giai  đoạn này cho đến khi bé được một tuổi. Âm nhạc không chỉ có tác dụng kích thích não bé mà còn giúp cho tâm trạng của mẹ thoải mái – rất tốt cho sự phát triển thai nhi.
Thời gian: nghe không quá 20 phút mỗi lần. Một ngày bạn có thể cho bé nghe từ 2-3 lần.
Nhạc cổ điển là lựa chọn số một của bạn. Những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm bà bầu và thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn.
Ví dụ như những bản sonat, conceston của Beethoven, Mozart, thể loại Baroque của Vivaldi, Teleman và Handel, những bài đồng dao, hát ru dân gian… Âm thanh lộn xộn của Rap, Rock thật sự là không phù hợp và làm cho chức năng não bộ của bé bị thay đổi không tích cực, tâm tính không ổn định.
Nghe nhạc hay nói chuyện với âm lượng lớn cũng đều ảnh hưởng không tốt đến thính giác của thai nhi, vì thế các mẹ bầu nên tránh những nơi quá ồn ào để tránh tác động xấu đến bé.

5. Vài lưu ý

Những thứ cần thiết các ông chồng bà mẹ nên chuẩn bị hành trang cho mình :
–  Mua sắm vật dụng cho bé.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Hãy mua sẵn những vật dụng cần thiết cho bé. Tránh để đến phút chót rồi mới đi mua. Một số vật dụng mà bé cần như quần áo, chiếu, chăn và các vật dụng để bé bú. Hơn thế nữa, việc mua sắm này cũng làm tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và bé.
– Tìm hiểu về cách nuôi dạy con.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Nuôi dạy con có thể rất đơn giản với người này, nhưng lại khó với người khác. Do đó, hãy tâm sự với bác sĩ, bạn bè, người thân hoặc đọc một số sách để trang bị một số kiến ​​thức về cách chăm sóc bé.
– Tăng cường trí nhớ.
Khi mang thai, trí nhớ của người mẹ thường tốt hơn so với những phụ nữ không mang thai thế nên các ông chồng hãy ghi chép giúp vợ mình trí nhớ tốt hơn nhé.

II. CHUẨN BỊ LÂM BỒN

1. Nên chọn bệnh viện nào để sinh con?

Sự lựa chọn bênh viện tư nhân và nhà nước thật khó khăn đúng không?
Thế sau đây là 5 yếu tố quyết định lựa chọn bệnh viện nào tốt để sinh con :
* Bệnh viện có bác sĩ giỏi.
Mặc dù quá trình thai kỳ của mẹ diễn ra hết sức thuận lợi nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Nên lựa chọn bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm để xử lý những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp, mẹ không gặp rắc rối với thai kỳ nhưng quá trình chuyển dạ lại gặp khó khăn và nếu tay nghề bác sĩ yếu, khó có thể xử lý tốt được.
Trước khi sinh, mẹ hãy tìm hiểu xem bệnh viện đó có những bác sĩ nổi tiếng nào, lịch trình công tác thế nào. Nếu có thể, mẹ nên đặt lịch bác sĩ đỡ đẻ cho mình để đảm bảo đến ngày sinh sẽ được bác sĩ đỡ đẻ.
*  Bệnh viện có dịch vụ tốt.
Mặc dù những bệnh viện có dịch vụ tốt thường đắt đỏ hơn những bệnh viện có dịch vụ bình thường.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Tuy nhiên, dịch vụ tốt sẽ giúp mẹ có thể sinh nở thoải mái, dễ chịu, hướng dẫn nhiệt tình cách hít thở khi xuất hiện cơn gò, chăm sóc sau sinh tốt hơn và phòng được nhiều biến chứng sau sinh.
Ngoài ra, nhiều bệnh viện có dịch vụ tắm em bé sau sinh, chăm sóc mẹ sau sinh trọn gói – đây đều là những dịch vụ tốt giúp mẹ có thể thư giãn và nghỉ ngơi sau sinh.
* Bệnh viện ưu tiên sữa mẹ, da tiếp da
Kiến thức y khoa ngày càng cập nhật và được phổ rộng, hiện nay, một số bệnh viện lớn hàng đầu cả nước đã và đang cập nhật những kiến thức mới nhất về sinh con. Theo đó, nhiều bệnh viện lớn ưu tiên sữa mẹ sau khi sinh, thực hiện da tiếp da cho em bé ngay sau khi chào đời, chậm kẹp rốn 3 phút để giúp trẻ sơ sinh nhận đủ lượng sắt trong 6 tháng…
Đây đều là những kiến thức y khoa tốt nhất dành cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Các phương pháp này vừa giúp mẹ tiết kiệm chi phí (bú sữa mẹ hoàn toàn, giảm chi phí mua sữa ngoài), vừa tốt cho trẻ sơ sinh (trẻ nhận được nhiều lợi ích khi bú sữa mẹ hơn sữa ngoài; da tiếp da giúp ổn định tinh thần trẻ…).
* Chọn bệnh viện gần nhà nếu cơn chuyện dạ bất ngờ.
Nếu chẳng may bệnh viện các mẹ thích lại ở xa, trong khi đó cơn chuyển dạ bất ngờ chuyển đến thì hãy nghĩ ngay đến việc lựa chọn bệnh viện gần nhà.
Bệnh viện gần nhà tuy dịch vụ hoặc chất lượng y tế không tốt bằng bệnh viện phụ sản các mẹ thích nhưng cũng sẽ kịp thời xử lý tình huống xấu nhất.
* Bệnh viện phù hợp với tài chính.
Tùy theo khả năng của mình mà các mẹ lựa chọn bệnh viện phù hơp với tài chính của bản thân.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Mặc dù các bệnh viện tư dịch vụ rất tốt nhưng chi phí đắt đỏ và không phải mẹ nào cũng đủ tài chính để sinh tại đó.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên lựa chọn bệnh viện công lớn, có uy tín để đảm bảo cuộc sinh diễn ra thuận lợi.
Hoặc mẹ chọn những bệnh viện tư dịch vụ tốt nhưng chi phí không quá cao như Bệnh viện phụ sản quốc tế, bệnh viện Xuyên Á, bệnh viện Thu Cúc…

2. Nên sinh con tự nhiên hay mổ.

Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
* Sinh thường.
Những bất lợi khi sinh thường :
  • Khi bác sĩ quyết định cho thai phụ sinh thường thì vẫn chưa chắc chắn thai phụ sẽ sinh thường được. Để sinh thường được cần rất nhiều yếu tố, các yếu tố mà bác sĩ đánh giá vào cuối thai kỳ chỉ cho tiên lượng 1 phần, phần còn lại xảy ra trong quá trình chuyển dạ như sự xóa mở cổ tử cung, sự bình chỉnh ngôi thai, tim thai, cơn gò…
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Do vậy, trước khi kết thúc chuyển dạ, không ai có thể chắc chắn thai phụ sẽ sinh được hay không sinh được. Nên khi theo dõi sinh thường, thai phụ có nguy cơ chuyển sang sinh mổ nếu có những yếu tố bất lợi mới xảy ra.
  • Nguy cơ phải giúp sinh cũng tăng lên trong thời kỳ chuyển dạ. Vào cuối chuyển dạ (cổ tử cung mở trọn, đầu bé xuống thấp), để bé có thể sinh được cần cơn gò tử cung và lực rặn của sản phụ.
  • Cơn đau chuyển dạ với đa số sản phụ là không thể chịu đựng được. Tuy nhiên, phần lớn sản phụ đều vượt qua. Ngày nay nhờ vào kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng giúp cho sản phụ không còn cảm nhận cơn đau chuyển dạ mà vẫn có thể rặn sinh.
Những lợi ích khi sinh thường :
  • Hồi phục sau sinh nhanh, sản phụ có thể ngồi đậy, đi lại, chăm sóc em bé sau vài giờ sinh. Có thể ăn uống như bình thường do vậy sự hồi phục càng nhanh hơn.
  • Tử cung co hồi tốt hơn giúp giảm lượng máu mất sau sinh và hạn chế ứ sản dịch.
  • Tăng cảm nhận thời khắc quan trọng lúc sinh do không bị ảnh hưởng bởi các thuốc gây tê và gây mê. Sau sinh thường tỉ lệ được thực hiện da kề da với em bé tăng lên.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
  • Sản phụ sau sinh thường sẽ có sữa sớm hơn và nhiều hơn so với sản phụ sinh mổ. Quá trình sinh tự nhiên giúp cơ thể nhận biết thời điểm bé chào đời, từ đó tự điều chỉnh quá trình tiết sữa sớm hơn và tốt hơn. Phục hồi sức khỏe nhanh và chế độ ăn không phải hạn chế (như các trường hợp sinh mổ) giúp mẹ có sữa nhiều và nhanh hơn.
  • Trong quá trình chuyển dạ, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một số chất giúp trẻ thích nghi hơn khi ra môi trường bên ngoài.
  • Khi bé đi qua đường sinh, cơ thể sẽ bị ép nhất là vùng ngực, điều này giúp cho trẻ đẩy các dịch trong phổi ra ngoài nhiều hơn so với trẻ sinh mổ. Từ đó, giảm các bệnh lý về ứ đọng dịch trong phổi ở trẻ sinh thường.
  • Khi đi qua đường sinh, cơ thể bé sẽ tiếp xúc với các vi sinh vật có lợi ở âm đạo, từ đó kích thích hệ miễn dịch của trẻ.
  • Trẻ sinh thường còn được nhận các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giảm dị ứng thức ăn, giảm mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn đường ruột.
  • Ở trẻ sinh thường, không phải tiếp xúc với các loại thuốc tê, thuốc mê, kháng sinh nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc này.
* Sinh mổ.
Những lợi ích khi sinh mổ.
  • Với những trường hợp bắt buộc phải mổ vì lý do y khoa thì ở hoàn cảnh đó việc sinh mổ chắc chắn có lợi hơn cho cả mẹ và bé.
  • Mẹ không phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ (tuy nhiên đau sau mổ cũng nặng nề không kém).
  • 1 số trường hợp vì lý do tín ngưỡng có thể chọn được ngày giờ mổ.
  • Chủ động về thời gian và được chuẩn bị tâm lý tốt.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Những bất lợi khi sinh mổ :
  • Việc sử dụng thuốc gây tê, gây mê trong mổ có thể có tác dụng phụ hay tai biến, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Sinh mổ mất máu nhiều hơn sinh thường, tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Việc mất máu này ảnh hưởng lên sự hồi phục về sau cả về thể chất mẹ cũng như tiết sữa.
  • Tử cung có sẹo mổ sẽ ảnh hưởng lên lần mang thai sau, tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, vỡ tử cung ở lần mang thai sau.
  • Bất cứ một cuộc mổ nào vào trong ổ bụng cũng có nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng như dính ruột, bàng quang, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, mạc nối lớn…
  • Vấn đề thẩm mỹ khi vùng bụng có vết sẹo đặc biệt quan trọng trên những sản phụ có cơ địa sẹo lồi.
  • Trẻ sinh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ nên chậm phát triển hệ miễn dịch, chậm hình thành các vi khuẩn đường ruột có ích. Từ đó dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, dễ bị dị ứng, hen suyễn, chậm hấp thu dinh dưỡng…
  • Trẻ sinh mổ sẽ chậm hấp thu dịch phổi hơn so với trẻ sinh thường, dễ mắc các bệnh hô hấp hơn
  • Tiết sữa ở sản phụ sinh mổ sẽ chậm và ít hơn so với sản phụ sinh thường

III. 5 SAI LẦM SAU KHI CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU KHI SINH.

Đối với bé :

1 .Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ “biến mất” do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi.
Kinh Nghiệm Sinh Con Lần Đầu Từ Khi Mang Thai Đến Sau Khi Lâm Bồn
Theo cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh truyền thống xưa nay, các bà mẹ thường tránh tiếp xúc với bộ phận này của trẻ.
Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).
Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên.
Vì vậy, nếu bé có một bộ tóc dày thì mẹ cứ vô tư chải đầu cho bé hoặc chỉ cần bạn gội đầu cho bé đúng cách sẽ không làm tổn hại đến lớp màng này.

2. Bé cần được tắm mỗi ngày

Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và… nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích.
Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu.
Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.
Đối với mẹ

3. Chỉ được ăn những thứ lành bụng

Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót… và kiêng rất nhiều thứ như:
Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.
Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp… Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh táo bón sau sinh.
Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.

4. Sau sinh phải kiêng tắm gội

Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.
Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm.
Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con.

5. Không làm “chuyện ấy” đúng 6 tháng sau sinh

Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục.
Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh.

Nguồn: https://ngocdung.net/kinh-nghiem-sinh-con-lan-dau

0 nhận xét bạn đọc:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

NAM EM VẮNG MẶT, CHỒNG SẮP CƯỚI ĐẠI DIỆN ĐẾN BUỔI TRIỆU TẬP CỦA SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG TPHCM

  Theo nghi nhận của chúng tôi, Nam Em không có mặt theo lệnh triệu tập từ Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM. Theo như Nam Em chia sẻ trướ...